Nguyên nhân xuất hiện lỗi E6 bếp từ và cách khắc phục
Lỗi E6 bếp từ xảy ra vì hai nguyên nhân: Cảm biến nhiệt bị hỏng và đáy dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao. Để khắc phục lỗi E6 bếp từ, bạn nên tắt bếp và bỏ dụng cụ nấu ra khỏi bếp. Tuy nhiên, bạn không được rút dây điện để bộ phận tản nhiệt hoạt động và làm nguội mặt bếp. Sau khi làm thoáng không gian xung quanh và chờ bếp nguội từ 10 đến 15 phút, bạn bật lại bếp và sử dụng công suất thấp hơn để đun nấu. Ngoài lỗi E6 bếp từ, bạn thường gặp một số vấn đề khác khi sử dụng sản phẩm: lỗi E0, E1, E2, AD,...
Nguyên nhân xuất hiện lỗi E6 bếp từ
Khi sử dụng bếp từ, bạn thường mắc một số lỗi nhỏ. Trong đó, lỗi E6 bếp từ thường xảy ra khiến bạn lo lắng. Dưới đây là hai trường hợp khiến bếp từ lỗi E6 mà bạn có thể tham khảo.
- Cảm biến nhiệt của bếp từ bị hỏng hoặc ngừng hoạt động.
- Đáy dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao.
Lỗi E6 bếp từ xảy ra khi bạn để công suất ở nhiệt độ quá cao (từ 1.500 đến 2.000W). Khi chiên, xào thức ăn, bạn thường mở lửa khá to. Việc này sẽ khiến đáy chảo bị đốt nhanh mà nhiệt không truyền đến và làm chín thức ăn.
Lỗi E6 bếp từ có thể là do cảm biến nhiệt bị hỏng
Cách khắc phục lỗi E6 bếp từ
Bước 1: Tắt bếp điện từ, bỏ dụng cụ nấu ra khỏi bếp. Lúc này, bạn tuyệt đối không được rút dây vì cần duy trì nguồn điện để bộ phận tản nhiệt hoạt động và làm nguội mặt bếp. Bước 2: Chờ bếp nguội từ 10 đến 15 phút và làm thoáng không gian xung quanh. Sau đó, bật lại bếp nhưng sử dụng với công suất thấp hơn, khoảng 1.000W. Nếu đã thử các bước trên mà sản phẩm vẫn không hoạt động và xuất hiện lỗi E6 bếp từ thì có nghĩa là cảm biến đã bị hỏng và cần thay mới.
Cách sử dụng để tránh bếp từ báo lỗi E6
Nếu chưa có thức ăn trong nồi, bạn không nên bật bếp ở nhiệt độ cao vì sản phẩm có hiệu suất truyền nhiệt rất lớn. Chỉ cần đặt nồi, chảo lên bếp thì sẽ nóng lên sau vài giây. Hơn nữa, nếu sử dụng nhiệt độ cao thường xuyên thì sẽ làm giảm tuổi thọ và dễ gặp lỗi E6 bếp từ. Nếu bếp từ bị hư bộ cảm biến, bạn nên tìm cơ sở chuyên nghiệp, uy tín để lắp đặt và thay mới.
Các lỗi khác thường gặp khi sử dụng bếp từ
Lỗi E0
Lỗi này là do nồi không phù hợp để sử dụng trên bếp hoặc đường kính đáy nhỏ hơn ½ vòng từ. Để khắc phục lỗi E0, bạn nên thay mới nồi để phù hợp với bếp. Trước khi mua nồi, bạn hãy xem sản phẩm có phù hợp để sử dụng cho bếp từ hay không nhé!
Lỗi E1
Nếu đun nấu thức ăn trong thời gian dài với công suất lớn, quạt gió sẽ không kịp làm mát toàn bộ bếp. Điều này khiến hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo và bếp từ ngừng hoạt động. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tắt bếp ngay nhưng không rút nguồn điện để quạt gió tiếp tục làm việc. Sau đó, lấy nồi ra khỏi bếp và có thể dùng quạt bên ngoài để giảm bớt nhiệt độ. Bạn cần chờ ít nhất là 30 phút rồi mới tiếp tục đun nấu.
Lỗi E2
Lỗi này ít gặp và thường xảy ra khi mạng lưới điện sử dụng không ổn định hoặc cao hơn mức điện áp thông thường. Khi đó, cảm biến công suất sẽ tự động ngắt và báo lỗi. Để nguồn điện ổn định, bạn nên dùng ổn áp có đầu ra là 220V.
Lỗi E3
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhà bạn xa trạm điện hoặc trong khung giờ nhiều người đang sử dụng điện. Nếu lỗi E3 thường xuyên xảy ra, bạn nên dùng ổn áp cho bếp điện từ.
Lỗi E3 xảy ra có thể là do nhà bạn xa trạm điện
Lỗi E4
Lỗi E4 thường xuất hiện với tiếng bíp gián đoạn, báo hiệu điện năng quá tải hoặc nhiệt độ trên bếp cao. Nhiều người thắc mắc “Nhiệt độ nào thì bếp từ sẽ báo quá tải?”. Thực chất, nhiệt độ phụ thuộc vào thiết kế cảm biến của từng loại bếp điện từ nên không có mức chung cho tất cả. Để giải quyết lỗi E4, bạn nên tắt và để bếp nguội ít nhất là 30 phút.
Lỗi E5
Lỗi này thường xảy ra khi nhiệt độ nấu quá cao làm cảm biến của bếp từ bị nóng. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên để bếp nguội và giải quyết như lỗi E1.
Lỗi EF
Lỗi EF xảy ra là do bề mặt ướt khiến bếp từ không thể làm nóng nồi để nấu thức ăn. Vì vậy, bạn chỉ cần tắt bếp, dùng khăn mềm lau nhẹ bề mặt bếp đến khi khô. Khi bề mặt đã khô hoàn toàn, bạn có thể nấu nướng như bình thường.
Lỗi AD
Khi đáy nồi không bằng phẳng hoặc có vật cản giữa mặt bếp và đáy nồi sẽ khiến phần đáy không được tiếp xúc nhiều với mặt bếp, dẫn đến báo lỗi AD. Nếu có vật cản, bạn hãy bỏ ra và lau sạch mặt bếp, đáy nồi. Trường hợp đáy nồi không bằng phẳng, bạn nên thay nồi mới để có thể đun nấu như bình thường.
Bạn nên thay nồi mới để bếp từ có thể hoạt động bình thường
Một số lỗi không hiện cảnh báo khi sử dụng bếp từ
Ngoài ra, nếu bạn không thể điều chỉnh nhiệt độ hoặc chức năng tự động của bếp không hoạt động thì khả năng cao là đáy nồi không bằng phẳng hoặc có vật cản ở giữa đáy nồi và mặt bếp. Tương tự như lỗi AD, bạn nên thay nồi khác và loại bỏ vật cản. Trường hợp bếp tắt đột ngột khi đang sử dụng, bạn nên chờ quạt gió ngừng hẳn rồi mới bật lại. Nếu có vấn đề không thể giải quyết được, bạn hãy mang sản phẩm đi bảo hành ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo.
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã biết nguyên nhân, cách sửa bếp từ lỗi E6 cũng như các lỗi thường gặp khác. Trường hợp nếu bếp từ vẫn không được khắc phục hoặc có dấu hiệu hư hỏng nặng, tốt nhất nên liên hệ các dịch vụ sửa chữa bếp từ uy tín, nhằm tránh gây hỏng bếp cũng như an toàn cho người sử dụng.
Tại sao nên mua bếp từ ở Sài Gòn Bếp?
Để hạn chế các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm trước khi mua. Hiện nay, có nhiều cửa hàng cung cấp bếp từ cho các hộ gia đình muốn thay đổi khu vực nấu nướng và làm mới không gian. Tuy nhiên, việc tìm nơi bán hàng chính hãng, uy tín thì không hề dễ dàng. Nếu muốn mua bếp điện từ chất lượng, giá phải chăng, bạn hãy liên hệ Sài Gòn Bếp để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Trong quá trình sử dụng, nếu bếp từ có vấn đề về kỹ thuật, bạn hãy gọi cho Sài Gòn Bếp để được bảo hành sản phẩm tại nhà.
Bếp từ Dmestik ES753 DKI được cung cấp bởi Sài Gòn
Bếp Bếp từ Fagor 3IF-72A1S được cung cấp bởi Sài Gòn Bếp
Xem Thêm: Thay kính bếp từ bếp từ đôi