Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản bếp từ
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản bếp từ
Bếp từ đã và đang trở thành sự lựa chọn của ngày càng nhiều gia đình Việt Nam - đặc biệt là ở cách thành phố lớn - bởi mang lại những tính năng hiện đại cho người dùng thoải mái khi nấu nướng, giảm bớt thời gian cũng như năng lượng khi sử dụng. Đặc biệt, nguyên lý chính của bếp từ là dùng dòng Fucô để làm nóng trực tiếp từ nồi nấu, hiệu suất truyền nhiệt rất cao, không tỏa nhiệt ra xung quanh nhiều như các loại bếp khác nên ít tổn thất nhiệt.
Mặc dù là loại bếp tiết kiệm nhất, đun nấu nhanh nhất, sạch sẽ nhất và có thẩm mỹ cao nhất, nhưng trong quá trình sử dụng cũng có một số điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn cũng như độ bền của sản phẩm
1. Lưu ý về vị trí lắp đặt bếp
Bếp từ khi sử dụng cần có một vị trí thích hợp để hoạt động. Nếu lắp đặt bếp từ trong những khu vực bí bách sẽ hạn chế sự lưu thông của không khí, làm giảm hiệu quả tản nhiệt của bếp từ. Tạo sự thông thoáng ở vị trí đặt bếp, không đặt sát tường hoặc vách ngăn, không đặt nhiều vật dụng xung quanh. Khoảng cách giữa bếp và tường ít nhất là 15 cm. Không nên đặt bếp ở giữa hai bức tường tuy nhiên trường hợp bất khả kháng phải có khoảng cách ít nhất là 20 cm từ bếp đến mỗi bên tường. Lưu ý khoang dưới vùng lắp đặt nên dọn trống, thông thoáng để bếp tản nhiệt tốt. Nếu để bếp bị om, bí khí, không thoát khí nóng được, bếp sẽ báo lỗi quá nhiệt và tự động ngắt, thậm chí bị hỏng. Bên cạnh đó, người dùng cần tránh lắp đặt bếp ở khu vực ẩm ướt, không tốt cho linh kiện của bếp vì dễ bị oxy hóa, dễ chập cháy, rò rỉ điện. Mặt khác, khu vực ẩm ướt cũng chính là môi trường lý tưởng thu hút côn trùng và sâu bọ chui vào làm ảnh hưởng đến linh kiện.
Nên lắp đặt bếp từ ở nơi thoáng mát
2. Tránh đặt mạnh hoặc kéo lê vật dụng trên mặt bếp
Thông thường mặt kính bếp từ được làm từ vật liệu cường lực có khả năng chịu lực, nhiệt tốt nên rất hạn chế bị nứt, vỡ, nhưng không phải vì thế mà người dùng có thể vô tư gây va đập hoặc kéo lê xoong nồi trên mặt bếp. Kể cả khi bạn dùng bếp từ cao cấp có mặt kính của Schott (CHLB Đức) hay Euro Kera (Pháp) thì việc đặt nồi chảo lên mặt kính bếp cũng xin hết sức nhẹ tay. 2 loại mặt kính cao cấp trên có thể chịu nhiệt và sốc nhiệt lên đến hàng nghìn độ, nhưng lại khá nhạy cảm với lực va đập. Xin lưu ý, khả năng chịu lực khác hoàn toàn với lực va đập. Mặt kính có thể vẹn nguyên khi bạn đặt nhẹ nhàng và đun nấu cả một nồi luộc gà 10 lít nhưng có thể bị nứt vỡ ngay khi bạn tuột tay làm rơi chảo (1.5kg) từ độ cao chỉ 30cm. Vì vậy, quý khách hãy lưu ý đặt và di chuyển nồi chảo thật nhẹ nhàng trong quá trình sử dụng. Người dùng cũng không nên kéo lê xoong nồi trên mặt bếp, điều này lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho bếp bị trầy xước và không còn mới như trước nữa. Các vật dụng kim loại khác như dao, kéo, thìa khi để trên mặt bếp cũng rất dễ gây trầy.
Tránh va đập làm vỡ hoặc xước mặt kính
3. Không nên rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng bếp
Không ít người dùng cho rằng, dùng bếp xong nên rút nguồn ngay để tiết kiệm điện và để an toàn hơn. Nhưng thực tế không hẳn như vậy, bởi sau khi bạn tắt bếp, quạt gió của bếp vẫn tiếp tục hoạt động để làm mát bếp. Do đó, bạn nên để khoảng 15 – 20 phút rồi mới rút dây nguồn, để quạt tản nhiệt hoạt động thổi bớt hơi nóng từ bếp ra ngoài. Thời gian nghỉ này cũng vừa đủ để cho mặt bếp nguội, thuận tiện cho việc tiến hành vệ sinh bếp.
Không nên rút nguồn ngay sau khi sử dụng
4. Không nên nấu quá nhiều thức ăn ở nhiệt độ cao trong thời gian dài
Tốc độ làm nóng xoong, chảo của bếp từ nhanh hơn nhiều so với các loại bếp khác. Vì thế, nếu bạn mới bắt đầu nấu mà sử dụng nhiệt độ quá cao có thể làm xoong, chảo bị cháy, lúc mới bắt đầu nấu bạn nên để chế độ nhiệt độ thấp cho an toàn. Mặt khác, cũng giống như con người, thiết bị bếp cũng cần được nghỉ ngơi, việc hoạt động với tần suất cao sẽ “vắt kiệt sức” của bếp. Hạn chế nấu bếp trong thời gian quá dài (trên 2 tiếng), khi sử dụng bếp nên để nhiệt độ vừa phải, không sử dụng mức nhiệt tối đa để đun nấu, vừa tiết kiệm điện lại đảm bảo độ bền cho bếp. Lời khuyên của các chuyên gia bếp từ là hạn chế sử dụng chức năng Booster (Công suất tăng cường). Khi sử dụng chức năng này thì chỉ nên dùng 1 vùng nấu, không nên đun nấu thêm ở các vùng nấu khác. Nên có thời gian nghỉ để bếp tự làm mát sau quá trình đun nấu cường độ cao, và nên mở cửa tủ dưới để đảm bảo bếp luôn được thông thoáng.
Để đảm bảo độ bền cho bếp từ không nên đun nấu ở cường độ cao
5. Những lưu ý trong quá trình làm sạch và bảo dưỡng bếp từ
Mặt kính bếp từ bị bẩn, thức ăn thừa còn sót lại, dầu mỡ văng bắn ra mặt bếp dễ khiến mặt bếp bị cháy, làm nhiệt độ mặt bếp không ổn định, dễ xảy ra nứt vỡ. Do đó, bạn cần phải vệ sinh bếp sạch sẽ sau khi nấu xong để đảm bảo độ bền cho bếp.
Dùng bếp xong, nên chính nhiệt độ xuống mức thấp nhất, sau đó tắt công tắc nguồn điện, và lấy nồi xuống. Đợi cho đến khi bếp nguội để vệ sinh bếp
- Với những vết bẩn nhẹ, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp có tẩm chất tẩy rửa lau sạch.
- Với những vết bẩn chứa đất tích lâu ngày, nên làm ẩm khu vực bẩn bằng nước nóng, sau đó dùng miếng xốp lau có tẩm chất tẩy rửa, nếu cần có thể sử dụng dao cạo chuyên dụngcho mặt kính.
- Với chất bẩn là đường hoặc chất nhựa bị trào, nên sử dụng dao cạo chuyên dụng cho bề mặt kính để làm sạch những vùng bị bám dính lớn, sau đó dùng miếng xốp tẩm chất tẩy rửa để lau sạch.
- Với chất bẩn là nước cặn vôi, chất làm sạch cần sử dụng là dấm, cồn trắng. Đổ 1 ít dấm, cồn trắng lên trên vết bẩn, chờ 1 lúc rồi lấy khăn mềm lau sạch.
- Với vết bẩn là vệt kim loại hay chất bám dính kém: đổ 1 ít chất làm sạch dành cho kính vitroceramic lên bề mặt bếp, rồi lấy khan mềm lau sạch.
- Những vết bản cứng đầu bạn có thể sử dụng chất tẩy chuyên dụng cho bếp từ.
- Tuyệt đối không nên dùng các vật sắc nhọn, có tính mài mòn để vệ sinh (“cào”) vào mặt kính bếp.
Vệ sinh bếp từ đúng cách
6. Nên cân nhắc trong việc chọn kiểu bếp kết hợp cả từ và hồng ngoại
Nhiều người dùng yêu thích bếp kết hợp từ và hồng ngoại bởi sự đa năng của nó, nhưng các chuyên gia nhà bếp lại đánh giá kiểu bếp kết hợp này không bền. Trên thực tế hai loại bếp có nguyên lý hoạt động không giống nhau, nhiệt cao từ vùng nấu hồng ngoại có thể gây ảnh hưởng đến vùng nấu từ, do đó bếp điện từ kết hợp kiểu này dễ bị lỗi và tuổi thọ cũng không cao. Do đó, nếu chỉ nấu ăn thông thường, thì người dùng nên cân nhắc chọn hoặc bếp từ hoặc bếp hồng ngoại, chứ không nên chọn bếp kết hợp nếu không có nhu cầu đặc biệt.
Bếp kết hợp một từ một hồng ngoại không bền bằng bếp từ
Ngoài ra, người tiêu dùng nên chú ý chọn mua bếp của những nhà sản xuất có uy tín, đã được kiểm định chất lượng rõ ràng để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Không nên chọn những loại bếp không rõ nguồn gốc, tham giá rẻ vì bếp có thể dễ hỏng, dây cháy đứt gây hở điện.
Sài Gòn Bếp hy vọng bài viết “Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng và bảo quản bếp từ” vừa rồi có thể giúp bạn hiểu hơn một số vấn đề trong việc trong việc sử dụng và bảo quản để có thể sử dụng bếp từ hiệu quả, lâu bền, không cần bảo hành, bảo trì, sửa chữa...Nếu bạn có thắc mắc gì đừng quên liên hệ với Sài Gòn Bếp theo thông tin bên dưới để được tư vấn chọn loại bếp phù hợp cho bạn nhé.
Thông tin liên hệ:
SÀI GÒN BẾP
Trụ sở chính: 175 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Kho hàng tại HCM: 36/2 Thành Thái, Phường 12, Quận 10,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0903 375 499 / 097 392 0919
Zalo/Viber: 0903 375 499
Email: saigonbep.vn@gmail.com
Website: www.saigonbep.vn | saigonbep.com.vn