Có cần đi lại đường dây điện khi lắp đặt bếp từ không ?
Có cần đi lại đường dây điện khi lắp đặt bếp từ không ?
Bếp từ ngày càng phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt. Lựa chọn bếp phù hợp là một công việc khó khăn, nhưng việc lắp đặt bếp từ đi đường dây điện cũng quan trọng không kém vì đây là loại thiết bị sử dụng điện với công suất lớn. Lắp bếp từ làm sao để đảm bảo an toàn điện cần có sự tư vấn kỹ của các thợ điện lành nghề để tránh những rủi ro không đáng có nhất là lúc thời tiết nắng nóng dễ cháy nổ hiện nay.
Bếp từ cảm ứng
Bếp từ cảm ứng phải cần được cắm vào nguồn điện để sử dụng. Vậy ta có cần đi lại đường dây điện khi lắp đặt bếp từ cảm ứng hay không.
Câu trả lời cho điều này là không - bạn không cần phải đi lại đường dây điện. Hầu hết các bếp từ cảm ứng đều hoạt với hệ thống dây điện thông thường.
Trường hợp khi bạn muốn sử dụng bếp từ có công suất lớn mà hệ thống đường điện của bạn nhỏ và đã quá cũ thì mới cần đi lại dường điện. Dù sao thì với thời tiết nắng nóng dễ xảy ra cháy nổ như hiện nay, kiểm tra lại đường dây điện cũng là một việc rất cần thiết.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Cơ bản bếp cảm ứng từ hoạt động theo nguyên tắc điện từ. Dòng điện xoay chiều được truyền qua một cuộn dây đồng tạo ra từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp.
Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ nằm trong phạm vi này được dòng từ trường tác động khiến các phân tử nhiễm từ ở đấy nồi giao động mạnh và tự sinh ra nhiệt. Nhiệt lượng này chỉ có tác dụng với đáy nồi không tác động vào mặt kính và hoàn toàn không thất thoát ra môi trường.
Đường điện phù hợp với công suất bếp.
Thông thường bếp càng có nhiều chức năng, nhiều vùng nấu thì tổng công suất của bếp càng cao. Có những sản phẩm công suất lên tới 6.000W, lúc đó bạn chỉ có thể cấp điện trực tiếp từ nguồn tổng thì mới đảm bảo an toàn.
Nếu không lựa chọn dây điện đúng kích cỡ thì có thể rất dể xảy ra tình trạng quá tải làm nóng chảy dây điện bếp từ, gây chập điện.Thông thường nên sử dụng dây từ 4.0 trở lên, để đảm bảo an toàn.
Chọn dây điện lớn
Chọn dây điện có đường kính từ 4mm trở lên đấu dây bếp từ đảm bảo an toàn, nếu bếp công suất lớn có thể phải dùng dây 6mm, vấn đề này nên để thợ điện tư vấn chính xác, không nên phỏng đoán.
Kết nối dây điện cấp nguồn cho bếp từ với nguồn tổng, không nên lấy nguồn từ ổ cắm gần nhất chỉ để tiện lợi. Nên nhớ, các căn hộ thông thường chỉ đi dây 2.5mm cho các ổ cắm, do đó nếu lấy nguồn từ các ổ cắm này thì chắc chắn sẽ gây quá tải và chập điện.
Aptomat cho bếp từ
Aptomat là tên thường gọi của cầu dao tự động tại Việt Nam, trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện, do đó nó sẽ lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ quá tải và chập điện (ngắn mạch), ngăn chặn tình trạng bếp từ bị chập điện (thật ra thường là tình trạng chập điện dây nguồn cấp điện cho bếp.)
Để chọn Aptomat cho bếp từ phù hợp thì cũng phải căn cứ trên công suất của bếp để đảm bảo Aptomat/CB sẽ nhảy (để bảo vệ quá tải/ ngắn mạch). Với bếp nhỏ, bếp đơn có thể sử dụng Aptomat 20A, nếu chọn aptomat cho bếp từ có công suất lớn thì nên chọn loại 30A – 60A.
Trường hợp bếp có công suất lớn mà dùng Aptomat có dòng nhỏ có thể gây hiện tượng bếp từ bị nhảy Aptomat bị nhảy khi sử dụng. Đó là dấu hiệu bạn cần tư vấn để thay thế Aptomat phù hợp hơn cho bếp từ
Xem thêm: Bếp từ Bosch cao cấp
Bếp từ Bosch PPI82560MS - bếp chuẩn Đức công suất phù hợp gia đình nhỏ
Bài có nội dung tương tự:
CÁCH XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC BẾP TỪ CHUẨN CHO KHÔNG GIAN
Chương trình Khuyến mãi: mua bếp từ chỉ với 6 TRIỆU ĐỒNG tặng kèm nồi/chảo
(Nguồn : Sưu tầm )